Bài tập trắc nghiệm vật lí hiện tượng tán sắc ánh sáng

Chuyên đề sóng ánh sáng

Bài tập trắc nghiệm vật lí hiện tượng tán sắc ánh sáng

Câu 1.
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?
[A].Ánh sáng trắng là tổng hợp (hỗn hợp) của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ tới tím.
[B]. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
[C].Hiện tượng chùm sáng trắng, khi đi qua một lăng kính, bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau là hiện tượng tán sắc ánh sáng.
[D].Ánh sáng do Mặt Trời phát ra là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng.

Hướng dẫn

Ánh sáng Mặt Trời không phải là ánh sáng đơn sắc

[collapse]

Câu 2.
Cho các loại ánh sáng sau: Ánh sáng trắng(I); Ánh sáng đỏ(II); Ánh sáng vàng(III); Ánh sáng tím(IV) thì loại ánh sáng nào không bị lăng kính làm tán sắc?
[A].I; II; III; IV
[B]. II; III; IV
[C].I; II; IV
[D].I;II; III

Hướng dẫn

II; III; IV là các ánh sáng đơn sắc thì không bị lăng kính làm tán sắc

[collapse]

Câu 3.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
[A].Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
[B]. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
[C].Chỉ có ánh sáng trắng mới bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
[D].Tổng hợp các ánh sáng đơn sắc sẽ luôn được ánh sáng trắng.

Hướng dẫn

Ánh sáng trắng là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. Chỉ cần ánh sáng không đơn sắc (ánh sáng phức tạp) cũng bị tán sắc khi truyền qua lăng kính không nhất thiết phải ás trắng

[collapse]

Câu 4.
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng tán sắc ánh sáng?
[A].Quang phổ của ánh sáng trắng có bảy màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
[B]. Chùm ánh sáng trắng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
[C].Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
[D].Các tia sáng song song gồm các màu đơn sắc khác nhau chiếu vào mặt bên của một lăng kính

Hướng dẫn

Ánh sáng trắng bị tán sắc khi qua lăng kính.

[collapse]

Câu 5.
Chiếu một chùm sáng đơn sắc hẹp tới mặt bên của một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí. Khi đi qua lăng kính, chùm sáng này
[A].không bị tán sắc.
[B]. bị thay đổi tần số.
[C].bị đổi màu.
[D].không bị lệch phương truyền.

Hướng dẫn

Do hiện tượng khúc xạ nên phải bị lệch phương truyền. Tần số không thay đổi. Bước sóng không thay đổi nên màu không đổi

[collapse]

Câu 6.
Chọn câu sai trong các câu sau?
[A].Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
[B]. Mỗi ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu sắc nhất định khác nhau.
[C].Ánh sáng trắng là tập hợp của ánh sáng đơn sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
[D].Lăng kính có khả năng làm tán sắc ánh sáng.

Hướng dẫn

Ánh sáng trắng là hỗn hợp nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ tới tím, 7 màu trên chỉ là 7 màu cầu vồng cơ bản.

[collapse]

Câu 7.
Phát biểu nào sau đây sai?
[A].Trong chân không, mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.
[B]. Trong ánh sáng trắng có vô số ánh sáng đơn sắc.
[C].Trong chân không, bước sóng của ánh sáng đỏ nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.
[D].Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền với cùng tốc độ.

Hướng dẫn

Trong chân không, bước sóng của ánh sáng đỏ lớn hơn ánh sáng tím Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều truyền với tốc độ ánh sáng c.

[collapse]

Câu 8.
Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào dưới đây là sai?
[A].Tần số ánh sáng đỏ nhỏ hơn tần số ánh sáng tím.
[B]. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
[C].Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau.
[D].Tần số ánh sáng đỏ lớn hơn tần số ánh sáng tím.

Hướng dẫn

Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau Ánh sáng đỏ có bước sóng lớn hơn nên tần số nhỏ hơn ánh sáng tím.

[collapse]

Câu 9.
Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy có bước sóng từ 0,38 μm đến 0,76 μm. Tần số của ánh sáng nhìn thấy có giá trị
[A].từ \[3,{{95. 10}^{14}}Hz\] đến \[7,{{89. 10}^{14}}Hz. \]
[B]. từ \[3,{{95. 10}^{14}}Hz\] đến 8,50. 1014 Hz.
[C].từ \[4,{{20. 10}^{14}}Hz\] đến \[7,{{89. 10}^{14}}Hz. \]
[D].từ \[4,{{20. 10}^{14}}Hz\] đến \[6,{{50. 10}^{14}}Hz. \]

Hướng dẫn

$\lambda =\dfrac{c}{f}\Rightarrow f=\dfrac{c}{\lambda }$ Ta có ${{f}_{1}}=\dfrac{c}{0,{{76. 10}^{-6}}}=3,{{95. 10}^{14}}(Hz);{{f}_{2}}=\dfrac{c}{0,{{38. 10}^{-6}}}=7,{{89. 10}^{14}}(Hz)$

[collapse]

Câu 10.
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?
[A].Chiết suất của một lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau.
[B]. Ánh sáng đơn sắc không bị khúc xạ khi đi qua lăng kính.
[C].Ánh sáng đơn sắc bị khúc xạ khi đi qua lăng kính.
[D].Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có tần số xác định.

Hướng dẫn

Ánh sáng đơn sắc cũng bị khúc xạ khi qua lăng kính, nên mới có hiện tượng tia sáng lệch phương truyền.

[collapse]

Câu 11.
Khi nói về ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?
[A].Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
[B]. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
[C].Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau.
[D].Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau.

Hướng dẫn

Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau

[collapse]

Câu 12.
Chiết suất của môi trường trong suốt đối với các bức xạ điện từ
[A].tăng dần từ màu đỏ đến màu tím.
[B]. có bước sóng khác nhau đi qua có cùng một giá trị.
[C].đối với tia hồng ngoại lớn hơn chiết suất của nó đối với tia tử ngoại.
[D].giảm dần từ màu đỏ đến màu tím.

Hướng dẫn

Chiết suốt của các chất trong suốt biến thiên theo màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ đỏ đến tím.

[collapse]

Câu 13.
Chiết suất của nước đối với các ánh sáng đơn sắc màu lục, màu đỏ, màu lam, màu tím lần lượt là \[{{n}_{1}},{{n}_{2}},{{n}_{3}},{{n}_{4}}\]. Sắp xếp theo thứ tự giảm dần các chiết suất này là
[A].\[{{n}_{1}},{{n}_{2}},{{n}_{3}},{{n}_{4}}. \]
[B]. \[{{n}_{4}},{{n}_{2}},{{n}_{3}},{{n}_{1}}. \]
[C].\[{{n}_{4}},{{n}_{3}},{{n}_{1}},{{n}_{2}}. \]
[D].\[{{n}_{1}},{{n}_{4}},{{n}_{2}},{{n}_{3}}. \]

Hướng dẫn

Chiết suốt của các chất trong suốt biến thiên theo màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ đỏ đến tím. ${{n}_{tim}}>{{n}_{lam}}>{{n}_{luc}}>{{n}_{do}}\Rightarrow {{n}_{4}}>{{n}_{3}}>{{n}_{1}}>{{n}_{2}}$

[collapse]

Câu 14.
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?
[A].Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng đỏ lớn hơn chiết suất của môi trường đó đối với ánh sáng tím.
[B]. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
[C].Trong cùng một môi trường truyền, tốc độ ánh sáng tím nhỏ hơn vận tốc ánh sáng đỏ.
[D].Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền đi với cùng tốc độ.

Hướng dẫn

Do chiết suốt của các chất trong suốt biến thiên theo màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ đỏ đến tím. thì ${{n}_{tim}}<{{n}_{do}}$ Trong cùng 1 môi trường truyền (không tính chân không) vì chiết suất ${{n}_{tim}}>{{n}_{do}}$ nên vận tốc trong môi trường đó ${{v}_{tim}}=\dfrac{c}{{{n}_{tim}}}<{{v}_{do}}$

[collapse]

Câu 15.
Gọi \[{{n}_{c}},{{n}_{v}}\] và \[{{n}_{\ell }}\] lần lượt là chiết suất của nước đối với các ánh sáng đơn sắc chàm, vàng và lục. Hệ thức nào sau đây đúng?
[A].\[{{n}_{\ell }}>{{n}_{c}}>{{n}_{v}}. \]
[B]. \[{{n}_{c}}>{{n}_{\ell }}>{{n}_{v}}. \]
[C].\[{{n}_{c}}>{{n}_{v}}>{{n}_{\ell }}. \]
[D].\[{{n}_{v}}>{{n}_{\ell }}>{{n}_{c}}. \]

Hướng dẫn

Ta có ${{\lambda }_{c}}<{{\lambda }_{l}}<{{\lambda }_{v}}\Rightarrow {{n}_{c}}>{{n}_{l}}>{{n}_{v}}$

[collapse]

Câu 16.
Hiện tượng tán sắc ánh sáng chứng tỏ:
[A].Chiết suất của lăng kính đối với tia sáng màu lam thì lớn hơn đối với tia sáng màu cam
[B]. Tốc độ truyền của mọi ánh sáng trong lăng kính như nhau
[C].Ánh sáng có tính chất hạt
[D].Chiết suất của môi trường không phụ thuộc vào tần số của ánh sáng

Hướng dẫn

Hiện tán sắc ánh sáng chứng tỏ chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau trong đó góc lệch của tia màu lam lớn hơn góc lệch tia màu cam chứng tỏ chiết suất đối với tia mà lam lớn hơn tia màu cam.

[collapse]

Câu 17.
Phát biểu nào sau đây sai?
[A].Trong chân không, mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.
[B]. Trong ánh sáng trắng có vô số ánh sáng đơn sắc.
[C].Trong chân không, bước sóng của ánh sáng đỏ nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.
[D].Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền với cùng tốc độ.

Hướng dẫn

Trong chân không, bước sóng ánh sáng đỏ lớn hơn bước sóng ánh sáng tím

[collapse]

Câu 18.
Cho ba chùm ánh sáng đơn sắc là đỏ, lục và tím truyền trong chân không thì tốc độ của
[A].tím lớn nhất, đỏ nhỏ nhất.
[B]. lục lớn nhất, tím nhỏ nhất.
[C].đỏ lớn nhất, tím nhỏ nhất.
[D].cả ba bằng nhau.

Hướng dẫn

Tất cả các ánh sáng đơn sắc truyền trong chân không thì có tốc độ bằng nhau và bằng c.

[collapse]

Câu 19.
So với trong chân không thì bước sóng của ánh sáng đơn sắc trong môi trường có chiết suất n đối với ánh sáng đơn sắc này thay đổi như thế nào
[A].Không đổi.
[B]. Giảm n lần.
[C].Tăng n lần.
[D].Giảm n lần.

Hướng dẫn

Khi truyền từ chân không vào trong các môi trường trong suốt thì tốc độ của ánh sáng giảm đi nhưng chu kì hay tần số của sóng ánh sáng vẫn không đổi, nên bước sóng sẽ giảm $\lambda =\dfrac{v}{f}$; v giảm n lần nên $\lambda $ giảm n lần.

[collapse]

Câu 20.
Chiết suất của một thủy tinh đối với một ánh sáng đơn sắc là 1,6852. Tốc độ của ánh sáng này trong thủy tinh đó là
[A].\[1,{{87. 10}^{8}}m/s. \]
[B]. \[1,{{67. 10}^{8}}m/s. \]
[C].\[1,{{59. 10}^{8}}m/s. \]
[D].\[1,{{78. 10}^{8}}m/s. \]

Hướng dẫn

$v=\dfrac{c}{n}=\dfrac{c}{1,6852}=1,{{78. 10}^{8}}(m/s)$

[collapse]

Câu 21.
Gọi \[{{n}_{}},{{n}_{t}}\] và \[{{n}_{v}}\] lần lượt là chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ, tím và vàng. Sắp xếp nào sau đây đúng?
[A].\[{{n}_{}}<{{n}_{v}}<{{n}_{t}}. \]
[B]. \[{{n}_{}}>{{n}_{t}}>{{n}_{v}}. \]
[C].\[{{n}_{t}}>{{n}_{}}>{{n}_{v}}. \]
[D].\[{{n}_{v}}>{{n}_{}}>{{n}_{t}}. \]

Hướng dẫn

Ta có $v=\dfrac{c}{n};\lambda =\dfrac{v}{f}$ nên ${{\lambda }_{d}}>{{\lambda }_{v}}>{{\lambda }_{t}}\Rightarrow {{n}_{d}}<{{n}_{v}}<{{n}_{t}}$

[collapse]

Câu 22.
Ánh sáng đỏ có bước sóng trong chân không là 0,6563μm, chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,3311. Trong nước, ánh sáng đỏ có bước sóng
[A].0,4830μm.
[B]. 0,4931μm.
[C].0,4415μm.
[D].0,4549μm.

Hướng dẫn

${{\lambda }_{nc}}=\dfrac{\lambda }{n}=\dfrac{0. 6563}{1. 3311}\approx 0. 4931(\mu m)$

[collapse]

Câu 23.
Gọi \[{{n}_{}},{{n}_{v}}\] và \[{{n}_{\ell }}\] lần lượt là chiết suất của nước đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ, vàng và lam. Hệ thức nào sau đây đúng?
[A].\[{{n}_{\ell }}>{{n}_{}}>{{n}_{v}}. \]
[B]. \[{{n}_{v}}>{{n}_{\ell }}>{{n}_{}}. \]
[C].\[{{n}_{\ell }}>{{n}_{v}}>{{n}_{}}. \]
[D].\[{{n}_{}}>{{n}_{v}}>{{n}_{\ell }}. \]

Hướng dẫn

Ta có $v=\dfrac{c}{n};\lambda =\dfrac{v}{f}$ nên \[{{n}_{\ell }}>{{n}_{v}}>{{n}_{}}. \]

[collapse]

Câu 24.
Xét hai bức xạ đỏ và tím trong nước, Kết luận nào sau đây đúng?
[A].Tốc độ truyền của bức xạ tím bằng bức xạ đỏ trong nước
[B]. Trong nước, tần số của bức xạ tím nhỏ hơn tần số của bức xạ đỏ.
[C].Tốc độ truyền của bức xạ tím lớn hơn bức xạ đỏ trong nước
[D].Tốc độ truyền của bức xạ tím nhỏ hơn bức xạ đỏ trong nước

Hướng dẫn

Trong cùng 1 môi trường nước vì chiết suất ${{n}_{tim}}>{{n}_{do}}$ nên vận tốc trong môi trường đó ${{v}_{tim}}=\dfrac{c}{{{n}_{tim}}}<{{v}_{do}}=\dfrac{c}{{{n}_{do}}}$

[collapse]

Câu 25.
Ba ánh sáng đơn sắc tím, vàng, đỏ truyền trong nước với tốc độ lần lượt là \[{{v}_{t}},{{v}_{v}},{{v}_{}}\]. Hệ thức đúng là
[A].\[{{v}_{}}>{{v}_{v}}>{{v}_{t}}\]
[B]. \[{{v}_{}}<{{v}_{v}}<{{v}_{t}}\]
[C].\[{{v}_{}}<{{v}_{t}}<{{v}_{v}}\]
[D].\[{{v}_{}}={{v}_{v}}={{v}_{t}}\]

Hướng dẫn

Ta có áp dụng $v=\dfrac{c}{n}$: ${{n}_{d}}<{{n}_{v}}<{{n}_{t}}\Rightarrow {{v}_{d}}>{{v}_{v}}>{{v}_{t}}$

[collapse]

Câu 26.
Một bức xạ đơn sắc có bước sóng bằng \[{{\lambda }_{1}}=0,36\mu m\] trong thuỷ tinh và có bước sóng bằng \[{{\lambda }_{2}}=0,42\mu m\] trong một chất lỏng. Chiết suất tỉ đối của chất lỏng so với thuỷ tinh (ứng với bức xạ đó) là
[A].1,167.
[B]. 0,857.
[C].0,814.
[D].1,228.

Hướng dẫn

Chiết suất tỉ đối của chất lỏng so với thủy tinh: ${{n}_{21}}=\dfrac{{{n}_{2}}}{{{n}_{1}}}=\dfrac{{{v}_{1}}}{{{v}_{2}}}=\dfrac{{{\lambda }_{1}}}{{{\lambda }_{2}}}=\dfrac{0. 36}{0. 42}\approx 0. 857$

[collapse]

Câu 27.
Chiết suất của thuỷ tinh đối với ánh sáng đỏ \[{{n}_{}}\] và ánh sáng tím \[{{n}_{t}}\] hơn kém nhau 0,07. Nếu trong thủy tinh tốc độ truyền ánh sáng đỏ lớn hơn tốc độ truyền ánh sáng tím \[9,{{154. 10}^{6}}m/s\] thì giá trị của \[{{n}_{}}\] bằng
[A].1,48.
[B]. 1,50.
[C].1,53.
[D].1,55.

Hướng dẫn

Ta có: $\dfrac{{{n}_{d}}}{{{n}_{t}}}=\dfrac{{{v}_{t}}}{{{v}_{d}}}\Rightarrow \dfrac{{{n}_{t}}}{{{v}_{d}}}=\dfrac{{{n}_{d}}}{{{v}_{t}}}=\dfrac{{{n}_{t}}-{{n}_{d}}}{{{v}_{d}}-{{v}_{t}}}=\dfrac{0,07}{9,{{154. 10}^{6}}}$ mà $\dfrac{{{n}_{d}}}{{{v}_{t}}}=\dfrac{{{n}_{d}}. {{n}_{t}}}{c}=\dfrac{{{n}_{d}}(0,07+{{n}_{d}})}{c}=\dfrac{0,07}{9,{{154. 10}^{6}}}\Rightarrow {{n}_{d}}\approx 1. 48$

[collapse]

Câu 28.
Khi cho một tia sáng đi từ nước có chiết suất $\dfrac{4}{3}$ vào một môi trường trong suốt nào đó, người ta nhận thấy tốc độ của ánh sáng bị giảm đi một lượng \[{{10}^{8}}m/s\]. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này bằng
[A].1,5.
[B]. $\sqrt{2}$.
[C].2,4.
[D].2.

Hướng dẫn

Ta có $n=\dfrac{c}{v}\Rightarrow {{n}_{1}}{{v}_{1}}=c\Rightarrow {{n}_{1}}({{v}_{2}}+{{10}^{8}})=c\Rightarrow {{n}_{1}}(\dfrac{c}{{{n}_{2}}}+{{10}^{8}})=c\Rightarrow {{n}_{2}}\approx 2. 4$

[collapse]

Câu 29.
Trong chân không, một ánh sáng đơn sắc có tần số \[4,{{0. 10}^{14}}Hz\]. Tần số của ánh sáng này trong nước (chiết suất của nước đối với ánh sáng này là 4/3 ) bằng
[A].\[3,{{4. 10}^{14}}Hz. \]
[B]. \[3,{{0. 10}^{14}}Hz. \]
[C].\[5,{{3. 10}^{14}}Hz. \]
[D].\[4,{{0. 10}^{14}}Hz. \]

Hướng dẫn

« Bước sóng ánh sáng mà ta nói đây là bước sóng ánh sáng trong chân không. Khi truyền trong các môi trường trong suốt thì tốc độ của ánh sáng giảm đi nhưng chu kì hay tần số của sóng ánh sáng vẫn không đổi »

[collapse]

Câu 30.
Cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì
[A].tần số thay đổi, tốc độ không đổi.
[B]. tần số thay đổi, tốc độ thay đổi.
[C].tần số không đổi, tốc độ thay đổi.
[D].tần số không đổi, tốc độ không đổi.

Hướng dẫn

Tốc độ của ánh sáng thay đổi nhưng chu kì hay tần số của sóng ánh sáng vẫn không đổi

[collapse]

Câu 31.
Ánh sáng đơn sắc có tần số \[{{5. 10}^{14}}Hz\] truyền trong chân không với bước sóng 600 nm. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường trong suốt ứng với ánh sáng này là 1,52. Tần số của ánh sáng trên khi truyền trong môi trường trong suốt này
[A].nhỏ hơn \[{{5. 10}^{14}}Hz\]còn bước sóng bằng 600 nm.
[B]. lớn hơn \[{{5. 10}^{14}}Hz\] còn bước sóng nhỏ hơn 600 nm.
[C].vẫn bằng \[{{5. 10}^{14}}Hz\] còn bước sóng nhỏ hơn 600 nm.
[D].vẫn bằng \[{{5. 10}^{14}}Hz\] còn bước sóng lớn hơn 600 nm.

Hướng dẫn

Tần số luôn không đổi còn bước sóng giảm n lần ${{\lambda }_{mt}}=\dfrac{\lambda }{n}$

[collapse]

Câu 32.
Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có
[A].màu tím và tần số f.
[B]. màu cam và tần số 1,5f.
[C].màu cam và tần số f.
[D].màu tím và tần số 1,5f.

Hướng dẫn

Tần số và màu sắc luôn không đổi.

[collapse]

Câu 33.
Một tia sáng đơn sắc màu vàng khi truyền trong chân không có bước sóng 550nm Nếu tia sáng này truyền trong nước có chiết suất \[\dfrac{4}{3}\] thì
[A].Có bước sóng 412,5 nm và có màu tím.
[B]. Có bươc sóng 412,5 nm và có màu vàng.
[C].Vẫn có bước sóng 550 nm và có màu vàng.
[D].Có bước sóng 733nm và có màu đỏ.

Hướng dẫn

Vẫn có màu vàng nhưng có bước sóng ${{\lambda }_{nc}}=\dfrac{\lambda }{n}=\dfrac{550}{4/3}=412. 5(nm)$

[collapse]

Câu 34.
Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu đỏ có tần số f từ không khí vào nước, nước có chiết suất là 4/3 đối với ánh sáng này. Ánh sáng trong nước có màu
[A].đỏ và tần số \[\dfrac{4f}{3}\]
[B]. vàng và tần số \[\dfrac{3f}{4}\]
[C].vàng và tần số f.
[D].đỏ và tần số f.

Hướng dẫn

Có màu vẫn là đỏ và tần số f

[collapse]

Câu 35.
Một sóng âm và một sóng ánh sáng truyền từ không khí vào nước thì bước sóng
[A].của sóng âm tăng còn bước sóng của sóng ánh sáng giảm.
[B]. của sóng âm giảm còn bước sóng của sóng ánh sáng tăng.
[C].của sóng âm và sóng ánh sáng đều giảm.
[D].của sóng âm và sóng ánh sáng đều tăng.

Hướng dẫn

Với sóng ánh sáng khi truyền từ chân không vào trong các môi trường trong suốt thì tốc độ của ánh sáng giảm đi nhưng chu kì hay tần số của sóng ánh sáng vẫn không đổi, nên bước sóng sẽ giảm $\lambda =\dfrac{v}{f}$; v giảm n lần nên $\lambda $ giảm n lần. Với sóng âm khi truyền từ chân không vào trong các môi trường trong suốt thì tốc độ của sóng âm tăng lên nhưng chu kì hay tần số của sóng ánh sáng vẫn không đổi, nên bước sóng sẽ tăng $\lambda =\dfrac{v}{f}$; v tăng n lần nên $\lambda $ tăng n lần.

[collapse]

Câu 36.
Khi một chùm sáng đơn sắc truyền từ nước ra không khí thì
[A].Tần số không đổi, bước sóng và tốc độ tăng
[B]. Tần số không đổi, bước sóng và tốc độ giảm.
[C].Tốc độ, tần số không đổi, bước sóng tăng.
[D].Tốc độ tăng, tần số không đổim bước sóng giảm.

Hướng dẫn

Tần số không đổi nên bước sóng tăng kèm theo tốc độ tăng

[collapse]

Câu 37.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
[A].Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau.
[B]. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
[C].Khi chiếu một chùm ánh sáng mặt trời đi qua một cặp hai môi trường trong suốt thì tia tím bị lệch về phía mặt phân cách hai môi trường nhiều hơn tia đỏ.
[D].Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.

Hướng dẫn

Còn tùy vào góc tới và chiết suất tỷ đối giữa 2 môi trường để biết tia nào gần mặt phân cách hơn.

[collapse]

Câu 38.
Một chùm sáng trắng song song đi từ không khí vào thủy tinh, với góc tới lớn hơn không, sẽ
[A].chỉ có phản xạ.
[B]. có khúc xạ, tán sắc và phản xạ.
[C].chỉ có khúc xạ.
[D].chỉ có tán sắc.

Hướng dẫn

Do đi từ không khí vào thủy tinh có chiết suất lớn hơn nên sẽ không đủ điều kiện để đạt hiện tượng phản xạ toàn phần, luôn có 2 hiện tượng đi với nhau là phản xạ (một phần) và khúc xạ. Do là chùm sáng trắng nên có tán sắc.

[collapse]

Câu 39.
Cho một chùm sáng trắng hẹp chiếu từ không khí tới mặt trên của một tấm thủy tinh theo phương xiên. Hiện tượng nào sau đây không xảy ra ở bề mặt :
[A].Phản xạ.
[B]. Khúc xạ.
[C].Phản xạ toàn phần.
[D].Tán sắc.

Hướng dẫn

Truyền từ không khí vào thủy tinh là môi trường chiết quang hơn nên không xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

[collapse]

Câu 40.
Chiếu một chùm sáng đơn sắc hẹp tới mặt bên của một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí. Khi đi qua lăng kính, chùm sáng này
[A].không bị lệch khỏi phương truyền ban đầu.
[B]. bị đổi màu.
[C].bị thay đổi tần số.
[D].không bị tán sắc

Hướng dẫn

Chùm sáng đơn sắc không bị tán sắc

[collapse]

Câu 41.
Từ không khí người ta chiếu xiên tới mặt nước nằm ngang một chùm tia sáng hẹp song song gồm hai ánh sáng đơn sắc: màu vàng, màu chàm. Khi đó chùm tia khúc xạ
[A].gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng nhỏ hơn góc khúc xạ của chùm màu chàm.
[B]. vẫn chỉ là một chùm tia sáng hẹp song song.
[C].gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng lớn hơn góc khúc xạ của chùm màu chàm.
[D].chỉ là chùm tia màu vàng còn chùm tia màu chàm bị phản xạ toàn phần.

Hướng dẫn

Ta có: $\sin i. 1=\operatorname{sinr}. n\Rightarrow \operatorname{sinr}=\dfrac{\operatorname{sini}}{n}$ Vì ${{n}_{c}}>{{n}_{v}}$ $\Rightarrow {{r}_{c}}<{{r}_{v}}$

[collapse]

Câu 42.
Chiếu xiên góc một tia sáng gồm hai ánh sáng màu vàng và màu chàm từ không khí xuống mặt nước trong chậu, khi đó
[A].góc khúc xạ của tia màu chàm nhỏ hơn góc khúc xạ của tia màu vàng.
[B]. góc khúc xạ của tia màu chàm lớn hơn góc khúc xạ của tia màu vàng.
[C].góc khúc xạ của tia màu chàm lớn hơn góc tới.
[D].góc khúc xạ của tia màu vàng lớn hơn góc tới.

Hướng dẫn

Ta có: $\sin i. 1=\operatorname{sinr}. n\Rightarrow \operatorname{sinr}=\dfrac{\operatorname{sini}}{n}$ Vì ${{n}_{c}}>{{n}_{v}}$ $\Rightarrow {{r}_{c}}<{{r}_{v}}$

[collapse]

Câu 43.
Chiếu xiên góc lần lượt bốn tia sáng đơn sắc màu cam, màu lam, màu đỏ, màu chàm từ không khí vào nước với cùng một góc tới. So với phương của tia tới, tia khúc xạ bị lệch ít nhất là tia màu
[A].cam.
[B]. đỏ.
[C].chàm.
[D].lam.

Hướng dẫn

Chiết suất ứng với màu đỏ nhỏ nhất nên bị lệch ít nhất khác với việc có góc khúc xạ nhỏ nhất.

[collapse]

Câu 44.
Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới mặt nước thì
[A].chùm sáng bị phản xạ toàn phần.
[B]. so với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam.
[C].tia khúc xạ chỉ là ánh sáng vàng, còn tia sáng lam bị phản xạ toàn phần.
[D].so với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng.

Hướng dẫn

Chiếu từ không khí vào nước chiết quang hơn nên không có phản xạ toàn phần. ${{n}_{\ell }}>{{n}_{v}}$ nên góc khúc xạ ${{r}_{\ell }}<{{r}_{v}}$ do đó tia vàng bị lệch ít hơn.

[collapse]

Câu 45.
Chiếu xiên góc lần lượt bốn tia sáng đơn sắc màu cam, màu lam, màu vàng, màu chàm từ không khí vào nước với cùng một góc tới. So với phương của tia tới, tia khúc xạ bị lệch ít nhất là tia màu
[A].cam.
[B]. vàng.
[C].chàm.
[D].lam.

Hướng dẫn

Chiếu từ không khí vào nước chiết quang hơn nên không có phản xạ toàn phần. Chiết suất của tia cam nhỏ nhất nên tia cam bị lệch ít nhất.

[collapse]

Câu 46.
Chiếu xiên một chùm ánh sáng song song hẹp (coi như một tia sáng) gồm bốn ánh sáng đơn sắc: vàng, tím, đỏ, lam từ không khí vào nước So với tia tới, tia khúc xạ bị lệch nhiều nhất là tia màu
[A].đỏ.
[B]. tím.
[C].vàng.
[D].lam.

Hướng dẫn

Chiếu từ không khí vào nước chiết quang hơn nên không có phản xạ toàn phần. Tia tím có chiết suất lớn nhất thì lệch nhiều nhất.

[collapse]

Câu 47.
Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn sắc: đỏ, lam và tím. Gọi \[{{r}_{d}},{{r}_{\ell }},{{r}_{t}}\] lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu lam và tia màu tím. Hệ thức đúng là
[A].\[{{r}_{\ell }}={{r}_{t}}={{r}_{d}}. \]
[B]. \[{{r}_{t}}<{{r}_{\ell }}<{{r}_{d}}. \]
[C].\[{{r}_{d}}<{{r}_{\ell }}<{{r}_{t}}. \]
[D].\[{{r}_{t}}<{{r}_{d}}<{{r}_{\ell }}. \]

Hướng dẫn

$\sin i. 1=\operatorname{sinr}. n\Rightarrow \operatorname{sinr}=\dfrac{\operatorname{sini}}{n}$ Vì ${{n}_{t}}>{{n}_{\ell }}>{{n}_{d}}$ $\Rightarrow {{r}_{t}}<{{r}_{\ell }}<{{r}_{d}}$

[collapse]

Câu 48.
Chiếu một tia sáng trắng hẹp từ không khí tới nước dưới góc tới \[{{60}^{0}}\]. Biết chiết suất của nước với ánh sáng đỏ và ánh sáng tìm lần lượt là 1,31 và 1,38. Góc tạo bởi tia khúc xạ đỏ và tím trong nước là
[A].\[38,{{87}^{0}}\]
[B]. \[2,{{51}^{0}}\]
[C].\[41,{{38}^{0}}\]
[D].\[5,{{21}^{0}}\]

Hướng dẫn

Ta có: $\sin {{r}_{d}}=\dfrac{\sin i}{{{n}_{d}}}=\dfrac{\sin 60}{1. 31}\Rightarrow {{r}_{d}}\approx {{41. 39}^{0}}$ ;$\sin {{r}_{t}}=\dfrac{\sin i}{{{n}_{t}}}\Rightarrow {{r}_{t}}\approx {{38. 87}^{0}}$ Vậy góc tạo bởi tia khúc xạ đỏ và tím là ${{r}_{d}}-{{r}_{t}}\approx {{2. 51}^{0}}$

[collapse]

Câu 49.
Chiếu một tia sáng trắng hẹp từ không khí tới nước dưới góc tới \[{{52}^{0}}\]. Tia khúc xạ màu tím lệch với tia khúc xạ màu đỏ góc \[{{2}^{0}}\]. Tia khúc xạ màu đỏ hợp và tia phản xạ hợp thành góc vuông. Chiết suất của nước đối với ánh sáng đơn sắc tím là
[A].0,8
[B]. 1,4
[C].1,28
[D].1,34

Hướng dẫn

Góc phản xạ bằng góc tới mà tia khúc xạ đỏ hợp với tia phản xạ góc vuông $\Rightarrow {{r}_{d}}=180-52-90={{38}^{0}}\Rightarrow {{r}_{t}}={{r}_{d}}-{{2}^{0}}={{36}^{0}}\Rightarrow {{n}_{t}}=\dfrac{\sin i}{\sin {{r}_{t}}}=\dfrac{\sin 52}{\sin 36}\approx 1. 34$

[collapse]

Câu 50.
Chiết suất của nước đối với ánh sáng tím, ánh sáng vàng và ánh sáng đỏ có các giá trị: 1,343, 1,358, 1,328. Chiếu một chùm sáng trắng song song từ nước ra không khí, người ta thấy tia ló màu vàng có phương là là mặt nước Góc giữa tia ló màu đỏ và tia phản xạ màu tím bằng
[A].\[58,{{84}^{o}}. \]
[B]. \[54,{{64}^{o}}. \]
[C].\[46,{{25}^{o}}. \]
[D].\[50,{{45}^{o}}\]

Hướng dẫn

Ta có: ${{n}_{t}}=1,343;{{n}_{v}}=1,358;{{n}_{d}}=1,328$ $\sin i. {{n}_{v}}=\sin {{r}_{v}}=\sin 90\Rightarrow \sin i=\dfrac{1}{1,358}\Rightarrow i\approx 47,{{42}^{0}}$. Góc phản xạ i’ = i $\sin {{r}_{d}}=\sin i. {{n}_{d}}=\dfrac{1}{1,358}. 1,328\Rightarrow {{r}_{d}}\approx 77,{{93}^{0}}$. Vậy góc cần tìm$180-{{r}_{d}}-i’\approx 54,{{64}^{0}}$

[collapse]

Câu 51.
Chiếu một chùm tia sáng song song đi từ không khí vào mặt nước dưới góc tới \[{{60}^{0}}\], chiều sâu của bể nước là 0,9 m. Chiết suất của nước với ánh sáng đổ và tím lần lượt bằng 1,34 và 1,38. Tính bề rộng dải quang phổ thu được được đáy bể?
[A].1,83 cm
[B]. 1,33 cm
[C].3,67 cm
[D].1,67 cm

Hướng dẫn

$\sin {{r}_{d}}=\dfrac{\sin i}{{{n}_{d}}}=\dfrac{\sin 60}{1,34}\Rightarrow {{r}_{d}}\approx 40,{{26}^{0}};{{r}_{t}}\approx 38,{{87}^{0}}$ Bề rộng dải quang phổ $\ell =h{{\operatorname{tanr}}_{d}}-h\tan {{r}_{t}}\approx 0,0367(m)$

[collapse]

Câu 52.
Chiếu chùm sáng trắng, hẹp, song song xuống mặt nước yên lặng, theo phương hợp với mặt nước góc \[{{30}^{0}}\]. Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng tím và ánh sáng đỏ lần lượt là 1,343 và 1,329. Góc hợp bởi tia khúc xạ đỏ và tia khúc xạ tím trong nước là
[A].\[41’23,53”. \]
[B]. \[22’28,39”. \]
[C].\[30’40,15”. \]
[D].\[14’32,35”. \]

Hướng dẫn

Góc tới $i={{90}^{0}}-{{30}^{0}}={{60}^{0}}$ Ta có $\sin r=\dfrac{\sin i}{n}\Rightarrow {{r}_{d}}={{40}^{0}}39’54. 46”;{{r}_{t}}={{40}^{0}}9’14. 31”$ $\Rightarrow {{r}_{d}}-{{r}_{t}}\approx 30’40. 15”$

[collapse]

Câu 53.
Một tia sáng trắng hẹp chiếu tới bể nước sâu 1,2 m, với góc tới \[{{45}^{0}}\]. Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là \[\sqrt{2}\]và \[\sqrt{3}\]. Độ dài của vệt sáng in trên đáy bể là:
[A].17cm.
[B]. 12,4 cm.
[C].60 cm.
[D].15,6 cm.

Hướng dẫn

$\sin {{r}_{d}}=\dfrac{\sin i}{{{n}_{d}}}=\dfrac{\sin 45}{\sqrt{2}}\Rightarrow {{r}_{d}}={{30}^{0}};{{r}_{t}}\approx {{24. 09}^{0}}$ Độ dài vết sáng: $\ell =h{{\operatorname{tanr}}_{d}}-h\tan {{r}_{t}}\approx 0,156(m)$

[collapse]

Câu 54.
Chiếu chùm ánh sáng trắng, hẹp từ không khí vào bể đựng chất lỏng có đáy phẳng, nằm ngang với góc tới \[{{60}^{0}}\]. Chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng tím \[{{n}_{t}}=1,34\]; đối với ánh sáng đỏ \[{{n}_{}}=1,33\]. Chiều sâu của nước trong bể là 1 m. Bề rộng của dải màu thu được ở bể
[A].2,12 mm.
[B]. 4,04 mm.
[C].11,15 mm.
[D].3,52 mm.

Hướng dẫn

$\sin {{r}_{d}}=\dfrac{\sin i}{{{n}_{d}}}=\dfrac{\sin 60}{1,33}\Rightarrow {{r}_{d}}=40,{{63}^{0}};{{r}_{t}}\approx 40,{{26}^{0}}$ Độ dài vết sáng: $\ell =h{{\operatorname{tanr}}_{d}}-h\tan {{r}_{t}}\approx 0,01115(m)$

[collapse]

Câu 55.
Chiếu chùm ánh sáng trắng, hẹp từ không khí vào bể đựng chất lỏng có đáy phẳng, nằm ngang với góc tới \[{{30}^{0}}\]. Chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng tím \[{{n}_{t}}=1,70\], đối với ánh sáng đỏ \[{{n}_{}}=1,68\]. Bề rộng của dải màu thu được ở đáy bể là 1,5 cm. Chiều sâu của nước trong bể là
[A].1,87 m.
[B]. 3,73 m.
[C].1,57 m.
[D].2,24 m.

Hướng dẫn

$\sin r=\dfrac{\sin i}{n}\Rightarrow {{r}_{d}}={{17. 31}^{0}};{{r}_{t}}={{17. 1}^{0}}$$\Rightarrow h=l/({{\operatorname{tanr}}_{d}}-\tan {{r}_{t}})\approx 3. 73(m)$

[collapse]

Câu 56.
Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, lam, đỏ, lục, vàng. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Không kể tia đơn sắc màu lục, các tia ló ra ngoài không khí là các tia đơn sắc màu:
[A].tím, lam, đỏ.
[B]. đỏ, vàng, lam.
[C].đỏ, vàng.
[D].lam, tím.

Hướng dẫn

Ta có $sini=\sin {{i}_{gh,luc}}=\dfrac{1}{{{n}_{luc}}}$ vì ${{n}_{\ell am}}>{{n}_{luc}}>{{n}_{vang}}>{{n}_{do}}\Rightarrow {{i}_{gh\ell am}}<{{i}_{ghluc}}<{{i}_{ghvang}}<{{i}_{ghdo}}$ Như vậy: Các tia ló ra ngoài không khí là tia ứng với môi trường có chiết suất nhỏ hơn tia màu lục là đỏ và vàng.

[collapse]

Câu 57.
Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, chàm, vàng, lục, cam. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Trong số các tia sáng đơn sắc ló ra ngoài không khí thì tia sát với pháp tuyến nhất là
[A].vàng.
[B]. tím.
[C].cam.
[D].chàm

Hướng dẫn

Tia có chiết suất nhỏ hơn màu lục nhất thì sát với pháp tuyến nhất là tia cam.

[collapse]

Câu 58.
Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, chàm, vàng, lục, cam. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Trong số các tia sáng đơn sắc ló ra ngoài không khí thì tia sát với mặt phân cách nhất là
[A].vàng.
[B]. tím.
[C].cam.
[D].chàm

Hướng dẫn

Tia có chiết suất nhỏ hơn màu lục ít nhất thì sát phân cách nhất là tia vàng

[collapse]

Câu 59.
Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, cam, đỏ, lục, chàm. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Không kể tia đơn sắc màu lục, các tia không ló ra ngoài không khí là các tia đơn sắc màu:
[A].tím, cam, đỏ.
[B]. đỏ, cam, chàm.
[C].đỏ, cam.
[D].chàm, tím.

Hướng dẫn

Ta có $sini=\sin {{i}_{gh,luc}}=\dfrac{1}{{{n}_{luc}}}$ vì ${{n}_{tim}}>{{n}_{cham}}>{{n}_{luc}}>{{n}_{cam}}>{{n}_{do}}\Rightarrow {{i}_{ghtim}}<{{i}_{ghcham}}<{{i}_{ghluc}}<{{i}_{ghcam}}<{{i}_{ghdo}}$ Như vậy: Các tia không ló ra ngoài không khí là tia ứng với môi trường có chiết suất lớn hơn tia màu lục là chàm và tím.

[collapse]

Câu 60.
Chiếu một tia sáng màu vàng từ thủy tinh tới mặt phân cách với môi trường không khí, người ta thấy tia ló đi là là mặt phân cách giữa hai môi trường. Thay tia sáng vàng bằng một chùm tia sáng song song, hẹp, chứa đồng thời ba ánh sáng đơn sắc: màu đỏ, màu lục và màu tím chiếu tới mặt phân cách trên theo đúng hướng cũ thì chùm tia sáng ló ra ngoài không khí là
[A].chùm tia sáng màu lục.
[B]. hai chùm tia sáng: màu lục và màu tím.
[C].chùm tia sáng màu đỏ.
[D].ba chùm tia sáng: màu đỏ, màu lục và màu tím.

Hướng dẫn

Ta có $sini=\sin {{i}_{gh,vang}}=\dfrac{1}{{{n}_{vang}}}$ vì ${{n}_{tim}}>{{n}_{luc}}>{{n}_{vang}}>{{n}_{do}}\Rightarrow {{i}_{ghtim}}<{{i}_{ghluc}}<{{i}_{ghvang}}<{{i}_{ghdo}}$ Như vậy: Các tia ló ra ngoài không khí là tia ứng với môi trường có chiết suất nhỏ hơn tia màu vàng là đỏ.

[collapse]

Câu 61.
Chiếu một tia sáng màu lục từ thủy tinh tới mặt phân cách với môi trường không khí, người ta thấy tia lục đi là là mặt phân cách giữa hai môi trường. Thay tia sáng lục bằng một chùm tia sáng song song, hẹp, chứa đồng thời ba ánh sáng đơn sắc: màu vàng, màu lam, màu tím chiếu tới mặt phân cách trên theo đúng hướng cũ thì chùm tia sáng ló ra ngoài không khí là
[A].ba chùm tia sáng: màu vàng, màu lam và màu tím.
[B]. chùm tia sáng màu vàng.
[C].hai chùm tia sáng màu lam và màu tím.
[D].hai chùm tia sáng màu vàng và màu lam.

Hướng dẫn

Ta có $sini=\sin {{i}_{gh,luc}}=\dfrac{1}{{{n}_{luc}}}$ vì ${{n}_{tim}}>{{n}_{lam}}>{{n}_{luc}}>{{n}_{vang}}\Rightarrow {{i}_{ghtim}}<{{i}_{ghlam}}<{{i}_{ghluc}}<{{i}_{ghvang}}$ Như vậy: Các tia ló ra ngoài không khí là tia ứng với môi trường có chiết suất nhỏ hơn tia màu lục là vàng.

[collapse]

Câu 62.
Chọn đáp án đúng:
[A].Khi chiếu ánh sáng trắng qua một bản thủy tinh hai mặt song song theo phương vuông góc bề mặt bản thì có thể xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng.
[B]. Chiếu một chùm sáng gồm các tia màu đỏ, lục, vàng, chàm và tím từ nước ra không khí thì thấy tia sáng màu chàm bị phản xạ toàn phần chứng tỏ tia sáng màu vàng cũng bị phản xạ toàn phần.
[C].Một chùm tia sáng hẹp, màu lục khi đi qua lăng kính không thể bị tán sắc.
[D].Chiếu một chùm sáng trắng hẹp từ không khí vào nước theo phương xiên góc với mặt nước thì tia sáng lệch ít nhất có tốc độ lớn nhất so với các tia còn lại.

Hướng dẫn

Màu lục không chắc là đơn sắc vẫn có thể bị tán sắc. Ý D, tia lệch ít nhất chứng tỏ chiết suất ứng với tia đó nhỏ nhất mà $n=\dfrac{c}{v}$ vậy có tốc độ lớn nhất.

[collapse]

Câu 63.
Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, chàm, vàng, lục, cam. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Kết luận đúng là:
[A].cam, vàng bị phản xạ toàn phần; tia phản xạ cam gần pháp tuyến hơn
[B]. chàm, tím bị phản xạ toàn phần; tia phản xạ tím gần pháp tuyến hơn.
[C].chàm, tím bị phản xạ toàn phần; tia phản xạ chàm gần pháp tuyến hơn.
[D].chàm, tím bị phản xạ toàn phần; tia phản xạ chàm và tím trùng nhau

Hướng dẫn

Ta có $sini=\sin {{i}_{gh,luc}}=\dfrac{1}{{{n}_{luc}}}$ vì ${{n}_{tim}}>{{n}_{cham}}>{{n}_{luc}}>{{n}_{vang}}>{{n}_{cam}}\Rightarrow {{i}_{ghtim}}<{{i}_{ghcham}}<{{i}_{ghluc}}<{{i}_{ghvang}}<{{i}_{ghcam}}$ Như vậy: Các tia ló ra ngoài không khí (khúc xạ) là tia ứng với môi trường có chiết suất nhỏ hơn tia màu lục là vàng và cam. Các tia không ló ra ngoài không khí (phản xạ toàn phần) là tia ứng với môi trường có chiết suất lớn hơn tia màu lục là chàm và tím. Đồng thời khi có phản xạ toàn phần, góc tới như nhau thì góc phản xạ như nhau nên 2 tia phản xạ trùng nhau.

[collapse]

Câu 64.
Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, cam, đỏ, lục, chàm. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Không kể tia đơn sắc màu lục, các tia ló ra ngoài không khí là các tia đơn sắc màu:
[A].tím, cam, đỏ.
[B]. đỏ, cam, chàm.
[C].đỏ, cam.
[D].chàm, tím.

Hướng dẫn

Ta có $sini=\sin {{i}_{gh,luc}}=\dfrac{1}{{{n}_{luc}}}$ vì ${{n}_{tim}}>{{n}_{cham}}>{{n}_{luc}}>{{n}_{cam}}>{{n}_{do}}\Rightarrow {{i}_{ghtim}}<{{i}_{ghcham}}<{{i}_{ghluc}}<{{i}_{ghcam}}<{{i}_{ghdo}}$ Như vậy: Các tia ló ra ngoài không khí (khúc xạ) là tia ứng với môi trường có chiết suất nhỏ hơn tia màu lục là cam và đỏ.

[collapse]

Câu 65.
Chiếu từ một chất lỏng ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm hai thành phần đơn sắc: đỏ và tím với góc tới \[{{45}^{0}}\]. Biết chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng đơn sắc đỏ và tím lần lượt là \[{{n}_{}}=1,39\] và \[{{n}_{t}}=1,44\]. Phát biểu nào sau đây chính xác:
[A].Tia màu tím và tia màu đỏ đều bị phản xạ toàn phần
[B]. Tia màu tím và tia màu đỏ đều ló ra ngoài không khí.
[C].Tia màu tím bị phản xạ toàn phần; tia màu đỏ ló ra ngoài
[D].Tia màu đỏ bị phản xạ toàn phần; tia màu tím ló ra ngoài

Hướng dẫn

Ta có: $\sin {{i}_{gh,t}}=\dfrac{1}{1. 44}\Rightarrow {{i}_{ght}}\approx {{43. 98}^{0}}<{{45}^{0}};\sin {{i}_{ghd}}=\dfrac{1}{1. 39}\Rightarrow {{i}_{ghd}}\approx {{46. 01}^{0}}>{{45}^{0}}$ Vậy tia tím bị phản xạ toàn phần, tia đỏ ló ra ngoài.

[collapse]

Câu 66.
Chiết suất của nước đối với tia đỏ là \[{{n}_{}}\], tia tím là \[{{n}_{t}}\]. Chiếu chùm tia sáng hẹp gồm cả hai ánh sáng đỏ và tím từ nước ra không khí với góc tới i sao cho $\dfrac{1}{{{n}_{t}}}<\sin i<\dfrac{1}{{{n}_{d}}}$. Tia ló là:
[A].tia tím.
[B]. không có tia nào ló ra.
[C].tia đỏ.
[D].cả tia tím và tia đỏ .

Hướng dẫn

Ta có $\dfrac{1}{{{n}_{t}}}<\sin i<\dfrac{1}{{{n}_{d}}}\Rightarrow {{\operatorname{sini}}_{ght}}<\sin i<\sin {{i}_{ghd}}$ Vậy chỉ tia đỏ ló ra.

[collapse]

Câu 67.
Chiếu một chùm sáng hẹp đơn sắc màu lục vào mặt bên một lăng kính thì chùm tia ló đi sát mặt bên thứ hai của lăng kính . Thay chùm sáng trên bằng chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 4 thành phần đơn sắc: tím, lam, đỏ, vàng. Các tia ló ra ngoài không khí ở mặt bên thứ hai là các tia đơn sắc màu:
[A].Đỏ, vàng
[B]. Tím, lam
[C].vàng, lam
[D].Đỏ, vàng, lam

Hướng dẫn

Chiết suất càng bé thì độ lệch của tia ló so với tia tới càng lớn. Do tia ló lục đi là là mặt phân cách nên những tia có chiết suất lớn hơn so với tia lục là đỏ, vàng thì ló ra được qua mặt bên thứ 2 của lăng kính.

[collapse]

Câu 68.
Chiếu một chùm sáng trắng hẹp vào mặt bên của một lăng kính. Chùm khúc xạ tới mặt bên còn lại thấy tia sáng màu tím ló ra trùng với mặt bên còn lại. Điều khẳng định nào sau là đúng
[A].Tất cả các tia sáng còn lại đều bị phản xạ toàn phần
[B]. Tất cả các tia sáng còn lại đều ló ra khỏi mặt bên còn lại
[C].Chỉ cỏ tia đỏ ló ra
[D].A, B, C đều chưa khẳng định được

Hướng dẫn

Tia tím là là mặt phân cách thì tất cả các tia sáng còn lại (có n lớn hơn so với tia tím) đều ló ra khỏi mặt bên thứ 2.

[collapse]

Câu 69.
Chiếu một chùm sáng trắng hẹp vào mặt bên của một lăng kính. Chùm khúc xạ tới mặt bên còn lại thấy tia sáng màu đỏ ló ra trùng với mặt bên còn lại. Điều khẳng định nào sau là đúng
[A].Tất cả các tia sáng còn lại đều bị phản xạ toàn phần
[B]. Tất cả các tia sáng còn lại đều ló ra khỏi mặt bên còn lại
[C].Các tia lam, chàm, tím cùng ló ra khỏi mặt bên còn lại
[D].Chỉ có tia tím mới ló ra khỏi mặt bên còn lại

Hướng dẫn

Tất cả các tia còn lại (có chiết suất lớn hơn so vói tia đỏ) bị phản xạ toàn phần.

[collapse]

Câu 70.
Một tia sáng trắng chiếu tới bản hai mặt song song với góc tới\[i={{60}^{0}}\] . Biết chiết suất của bản mặt đối với tia tím và tia đỏ lần lượt là 1,732 và 1,70. Bề dày của bản mặt e = 2 cm. Độ rộng của chùm tia khi ra khỏi bản mặt là:

[A].0,146 cm.
[B]. 0,0146 m.
[C].0,0146 cm.
[D].0,292 cm.

Hướng dẫn

Theo hình vẽ, độ rộng của chùm tia ra khỏi bản mặt là $d=\ell \cos i=e(\tan {{r}_{d}}-\tan {{r}_{t}})cosi$ $\sin r=\dfrac{\sin i}{n}\Rightarrow {{r}_{d}}\approx {{30. 63}^{0}};{{r}_{t}}\approx {{30}^{0}}$ Vậy $d\approx 0. 0146(cm)$

[collapse]

Câu 71.
Một tấm nhựa trong suốt có bề dày e = 10 cm. Chiếu một chùm tia sáng trắng hẹp tới mặt trên của tấm này với góc tới \[i={{60}^{0}}\]. Chiết suất của tấm nhựa với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là \[{{n}_{}}=1,45;{{n}_{t}}=1,65\] . Bề rộng dải quang phổ liên tục khi chùm sáng ló ra khỏi tấm nhựa là:
[A].1,81 cm.
[B]. 2,81 cm.
[C].2,18 cm.
[D].0,64 cm.

Hướng dẫn

$\sin r=\dfrac{\sin i}{n}\Rightarrow $${{r}_{d}}\approx {{36. 67}^{0}};{{r}_{t}}\approx {{31. 66}^{0}}$ $\Rightarrow d=\ell \cos i=e(\tan {{r}_{d}}-\tan {{r}_{t}})cosi\approx 0. 64(cm)$

[collapse]

Câu 72.
Một tấm nhựa trong suốt có bề dày e = 2 cm. Chiếu một chùm tia sáng trắng hẹp tới mặt trên của tấm này với góc tới \[i={{60}^{0}}\]. Chiết suất của tấm nhựa với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là \[{{n}_{}}=1,700;{{n}_{t}}=1,732\] . Bề rộng chùm sáng ló ra khỏi tấm nhựa là:
[A].0,0148 cm.
[B]. 0,0442 cm.
[C].0,034 cm.
[D].0,028 cm.

Hướng dẫn

Theo hình vẽ, độ rộng của chùm tia ra khỏi bản mặt là $d=\ell \cos i=e(\tan {{r}_{d}}-\tan {{r}_{t}})cosi$ $\sin r=\dfrac{\sin i}{n}\Rightarrow {{r}_{d}}\approx {{30. 63}^{0}};{{r}_{t}}\approx {{30}^{0}}$ Vậy $d\approx 0. 0148(cm)$

[collapse]

Câu 73(QG-2017)
Khi một chùm ánh sáng trắng song song, hẹp truyền qua một lăng kính thì bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc khác nhau. Đây là hiện tượng
[A]. tán sắc ánh sáng
[B]. phản xạ ánh sáng
[D]. nhiễu xạ ánh sáng.
[D]. giao thoa ánh sáng.

Hướng dẫn

Chọn A

[collapse]

Câu 74(QG-2017)
Tách ra một chùm sáng hẹp ánh sáng Mặt Trời cho rọi xuống mặt nước của một bể bơi. Chùm sáng này đi vào trong nước tạo ra ở đáy bể một dải sáng có màu từ đỏ tới tím. Đây là hiện tượng
[A]. tán sắc ánh sáng
[B]. phản xạ ánh sáng
[D]. nhiễu xạ ánh sáng.
[D]. giao thoa ánh sáng.

Hướng dẫn

Chọn A

[collapse]

Câu 75(QG-2017)
Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây đúng?
[A]. Ánh sáng đơn sắc không bị thay đổi bước sóng khi truyền không khí vào lăng kính thủy tinh.
[B]. Ánh sáng đơn sắc bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
[C]. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
[D]. Ánh sáng đơn sắc bị đổi màu khi truyền qua lăng kính.

Hướng dẫn

Chọn C

[collapse]

Câu 76(QG-2017)
Hiện tượng cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa được giải thích chủ yếu dựa vào hiện tượng
[A]. nhiễu xạ ánh sáng.
[B]. quang – phát quang
[C]. giao thoa ánh sáng
[D]. tán sắc ánh sáng

Hướng dẫn

Chọn D

[collapse]
+1
0
+1
2
+1
0
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top