Hiện tượng quang điện trong, vật lí phổ thông

Hiện tượng quang điện trong:

Hiện tượng quang điện trong: là hiện tượng quang điện xảy ra ở bên trong chất quang dẫn. Tại đó năng photon của ánh sáng giúp giải phóng electron liên kết thành electron dẫn đồng thời tạo ra lỗ trống để tham gia vào quá trình dẫn điện.

Hiện tượng quang điện trong, vật lí phổ thông
Hiện tượng quang điện trong, vật lí phổ thông

Hình ảnh mô tả Hiện tượng quang điện trong

Hiện tượng quang điện trong, vật lí phổ thông 7

Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện

  • ε ≥ A → hf ≥ hfo → f ≥ fo (1) hoặc
  • ε ≥ A → \[\dfrac{hc}{\lambda }\geq \dfrac{hc}{\lambda_{o} }\rightarrow \lambda \leq \lambda_{o}\] (2)

Công thức Anhxtanh về lượng tử năng lượng của ánh sáng

\[\varepsilon = A + (W_{đo})_{max}\]

Trong đó:

  • ε = hf = \[\dfrac{hc}{\lambda }\]: lượng tử năng lượng (J)
  • h = 6,625.10-34 (J/s): hằng số Plank
  • f: tần số ánh sáng (Hz)
  • λ: bước sóng của ánh sáng (m)
  • c = 3.108 (m/s): tốc độ ánh sáng trong chân không
  • A = hfo = \[\dfrac{hc}{\lambda_{o} }\]: công thoát của eletron (J)
  • \[(W_{đo})_{max}\]: động năng ban đầu cực đại của các electron (J)

Ứng dụng hiện tượng quang điện trong

Sự phát hiện của hiện tượng quang điện được xem là một bước tiến mới trong lĩnh vực công nghệ chế tạo. Hiện tượng này đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Ví dụ, trong chế tạo pin mặt trời, hiện tượng quang điện trong đã được sử dụng để chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Các tấm năng lượng mặt trời được tạo thành từ nhiều tế bào quang điện và phần tử bán dẫn. Điều này là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của hiện tượng quang điện.

Ngoài ra, hiện tượng quang điện còn được sử dụng để tạo ra các sản phẩm như quang điện trở, Photodiode, cảm biến hình ảnh CCD, và đèn nhân quang điện. Những sản phẩm này được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật điện tử, các thiết bị đo đạc, truyền dẫn thông tin, và nhiều lĩnh vực khác.

+1
2
+1
3
+1
1
+1
1
+1
1
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top