Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS bay ngang Mặt Trời

Nhiếp ảnh gia Mack Murdoc, sống tại Los Angeles, mới đây đã thực hiện được một bức ảnh không tưởng cho thấy Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS đang dịch chuyển phía trước Mặt trời.

Bộ thiết bị mà Murdoc dùng để chụp nên bức ảnh để đời mà bạn có thể xem dưới đây bao gồm: camera ZWO ASI120 Monochrome kết hợp kính thiên văn SOLARMAX II 90MM DOUBLE STACK ở tiêu cự 800mm, gắn trên ngàm thiên văn điện toán GoTo Orion Atlas EQ-G.

Wow, tôi thành thực không thể tin là mình chụp được bức ảnh này” – Murdoc viết. “Thật kinh ngạc khi biết rằng một thứ như vậy mà vẫn làm được“.

Để chụp các bức ảnh, Murdoc đã cẩn thận lên kế hoạch mọi thứ cẩn thận trước khi ra sa mạc trong một tiếng đồng hồ, hi vọng có thể chụp được một sự kiện chỉ diễn ra vỏn vẹn 0,2 giây – thậm chí còn nhanh hơn cả một cú nháy mắt của bạn nữa.

Bạn cần biết khi nào ISS sẽ đi ngang qua trước Mặt trời, sau đó tìm tọa độ và độ cao chính xác mà bản thân bạn sẽ cùng trên một đường thẳng với ISS và Mặt trời” – Murdoc nói. “Và để tôi nói bạn nghe, bạn có thể dịch chuyển vị trí trong khoảng nửa dặm, nếu bạn đứng quá xa thì ISS sẽ lệch qua một bên, hoặc bạn sẽ hoàn toàn bỏ lỡ mất nó“.

Một khi đã xác định được những chi tiết đó, bạn sẽ phải đến đúng địa điểm và chuẩn bị sẵn sàng máy móc trước giờ G để đảm bảo mọi thứ bạn có thể kiểm soát được ở trong trạng thái sẵn sàng.

Hình ảnh ấn tượng: Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS bay ngang Mặt Trời - Ảnh 1.

Trạm không gian quốc tế ISS bay ngang qua Mặt trời do Murdoc chụp được

Trạm không gian di chuyển ở vận tốc 28.163km/h, do đó để đi từ 1 phía của Mặt trời cho đến phía bên kia, ISS chỉ mất chính xác 0,5 giây” – Murdoc nói. “Với trường quan sát trên máy ảnh và ống kính của tôi, thực ra chỉ 0,2 giây mà thôi“.

Khi thời điểm đến, bạn phải bắt đầu nhấn nút phơi sáng (chụp) nhanh hết mức có thể, đồng thời cầu trời khấn phật rằng mọi tính toán và mọi sự chuẩn bị trước đó đều chuẩn.

Lúc này, bạn đã biết chính xác thời gian tính bằng milli-giây khi nào ISS sẽ đi ngang qua” – nhiếp ảnh gia nói. “Bạn bắt đầu đếm ngược 10-9-8-7-6-5-4-3-2-1-0, lúc này thì bạn đang nhấn nút phơi sáng rồi, để đề phòng nó đến sớm hoặc trễ hơn, và háo hức nhìn màn hình máy tính khi nó xuất kết quả từng khung hình ra cho bạn“.

Và nếu bạn may mắn thu được bức ảnh ISS băng qua Mặt trời như của Murdoc, thì mọi nỗ lực của bạn đã được đền đáp rồi đấy. Bạn có thể tham khảo Facebook hoặc Instagram của nhiếp ảnh gia này để biết thêm chi tiết.

Tham khảo: PetaPixel

Nguồn: genk

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top