Cách tìm tiệm cận đứng, tiệm cận ngang, khảo sát hàm số

Tiệm cận của hàm số là gì? Cách tìm tiệm cận đứng, tiệm cận ngang sẽ được trình bày chi tiết trong bài giảng này.

I – Tiệm cận của hàm phân thức
Xét hàm số: $y = f(x) = \dfrac{{u(x)}}{{v(x)}}$
1. Tiệm cận đứng hàm số:

  • Bước 1 : Giải phương trình u(x) = 0 $ \Leftrightarrow x \in \left\{ {{x_1},{x_2},..,{x_n}} \right\}$
  • Bước 2 : Nếu $\left\{ \begin{array}{l} u({x_k}) \ne 0\\ v({x_k}) = 0 \end{array} \right. \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_k}} \dfrac{{u(x)}}{{v(x)}} = \infty \Leftrightarrow x = {x_k}$ là tiệm cận đứng

2. Tiệm cận ngang hàm số

  • Bước 1: Dấu hiệu nhận biết $\left\{ \begin{array}{l} {\rm{MXD}}:\,\,\,{\rm{ }}\infty \\ {\rm{Deg(u(x)) }} \le {\rm{ Deg(v(x)) }} \end{array} \right.$
  • Bước 2 : Xét giới hạn $\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \dfrac{{u(x)}}{{v(x)}} = b \Leftrightarrow y = b$ là tiệm cận ngang

3. Tiệm cận xiên hàm số

  • Bước 1: Dấu hiệu nhận biết $\left\{ \begin{array}{l} {\rm{MXD: }}\infty \\ {\rm{Deg(u(x)) = Deg(v(x)) + 1 }} \end{array} \right.$
  • Bước 2 : Tìm tiệm cận

Cách 1 : Phương pháp tổng quát
$a = \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \dfrac{{f(x)}}{x}$ và $b = \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } (f(x) – ax)$ suy ra y = ax + b là tiệm cận xiên
Cách 2 :

  • Bước 1 :Thực hiện phép chia đa thức $f(x) = \dfrac{{u(x)}}{{v(x)}} = ax + b + \dfrac{{{\rm{z(x)}}}}{{{\rm{v(x)}}}}{\rm{ voi Bac z(x) < Bac v(x)}}$
  • Bước 2 : Xét $\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } (f(x) – (ax + b)) = \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \dfrac{{z(x)}}{{v(x)}} = 0$ suy ra y = ax +b là tiệm cận xiên

II – Tiệm cận của hàm vô tỷ chứa căn bậc hai
1. Xét hàm số
 $y = \sqrt {a{x^2} + bx + c} {\rm{ }}(a > 0)$
Xét $\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } (\sqrt {a{x^2} + bx + c} – \sqrt a \left| {x + \dfrac{b}{{2a}}} \right|{\rm{ }})$ = 0 nên $y = \sqrt a \left| {x + \dfrac{b}{{2a}}} \right|$ là tiệm cận xiên

  • Với x→+∞ ta có tiệm cận xiên bên phải $y = \sqrt a (x + \dfrac{b}{{2a}})$
  • Với x→-∞ ta có tiệm cận xiên bên trái $y = – \sqrt a (x + \dfrac{b}{{2a}})$

Chú ý: Với a < 0 thì hàm số không có tiệm cận

2. Tiệm cận hàm số $y = mx + n + p\sqrt {a{x^2} + bx + c} {\rm{ }}(a > 0)$ là $y = mx + n + p\sqrt a \left| {x + \dfrac{b}{{2a}}} \right|$

  • Với x→+∞ Ta có tiệm cận xiên bên phải $y = mx + n + p\sqrt a (x + \dfrac{b}{{2a}})$
  • Với x→-∞ ta có tiệm cận xiên bên trái $y = mx + n – p\sqrt a (x + \dfrac{b}{{2a}})$

Chú ý :

  • với a< 0 hàm số không có tiệm cận
  • Hàm số $y = {a_0}{x^n} + {a_1}{x^{n – 1}} + … + {a_1}x + {a_0}$ không có tiệm cận

BÀI TẬP TIỆM CẬN HÀM SỐ
Câu 1:
 Tìm tiệm cận đứng của đồ thị hàm số y = $\dfrac{{3x – 1}}{{x + 1}}$
[A]. y=-1
[B]. y=3
[C]. x=-1
[D].  x=2

Hướng dẫn

Đồ thị hàm số $y = \dfrac{{3x – 1}}{{x + 1}}$ có tiệm cận đứng là đường thẳng x=-1

[collapse]

Câu 2: Tìm phương trình các đường tiệm cận của đồ thị hàm số $y = \dfrac{{3x – 1}}{{x + 1}}.$
[A]. $x = – 1;\,y = 3$
[B]. $y = 2;\,x = – 1$
[C]. $x = \dfrac{1}{3};\,y = 3$
[D].  $y = – 1;\,x = 3$
Hướng dẫn

Đồ thị hàm số $y = \dfrac{{ax + b}}{{cx + d}},(c \ne 0,ad – bc \ne 0)$ có tiệm cận đứng là đường thẳng $x=-\dfrac{d}{c}$ và tiệm cận ngang $x=-\dfrac{a}{c}.$
Vậy đồ thị hàm số đã cho có tiệm cận đứng x=–1, y=3.

[collapse]

Câu 3: Tìm tiệm cận ngang và tiệm cận đứng của đồ thị hàm số$y = \dfrac{{2x – 1}}{{x + 2}}$
Hướng dẫn

Hàm số đã cho có tập hợp xác định $\mathbb{R}\backslash \left\{ { – 2} \right\}$
Vì $\mathop {\lim y=2}\limits_{x \to +\infty }$ và $\mathop {\lim y=2}\limits_{x \to -\infty }$ nên đường thẳng $y=2$ là tiệm cận ngang của đồ thị (khi $x \rightarrow + \infty $ và khi $x \rightarrow – \infty $)
Vì $\mathop {\lim y=- \infty }\limits_{x \to (-2)^{+} }$ và $\mathop {\lim y=+ \infty }\limits_{x \to (-2)^{-} }$ nên đường thẳng $y=2$ là tiệm cận đứng của đồ thị (khi $x \rightarrow (-2)^{-} $ và khi $x \rightarrow (-2)^{+} $)




tiem-can-cua-ham-so-png.307

[collapse]

Câu 4: Tìm phương trình các đường tiệm cận đứng và ngang của đồ thị hàm số \(f(x)=\dfrac{\sqrt{x^2+2}}{x}\)
Hướng dẫn

TXĐ: D = R \ {0}
\(\lim_{x\rightarrow +\infty }f(x)=\lim_{x\rightarrow +\infty }\left ( \dfrac{\sqrt[\left | x \right |]{1+\dfrac{2}{x^2}}}{x} \right )=\lim_{x\rightarrow +\infty } \bigg(\sqrt{1+\dfrac{2}{x^2}}\bigg)=1\)
\(\lim_{x\rightarrow -\infty }f(x)=\lim_{x\rightarrow -\infty }\left ( -\sqrt{1+\dfrac{2}{x^2}} \right )=-1\)
Các đường thẳng: y = ± 1 là các đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(\lim_{x\rightarrow 0^+}f(x)=+\infty ;\lim_{x\rightarrow 0^-}f(x)=-\infty\)
+ Đường thẳng x = 0 là đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

[collapse]

Câu 5: Tìm tiệm cận của đồ thị hàm số \(y=\dfrac{3x-1}{2x+5}\)
Hướng dẫn

\(\lim_{x\rightarrow +\infty } y = \lim_{x\rightarrow +\infty } \dfrac{3x-1}{2x+5} = \lim_{x\rightarrow +\infty }\dfrac{3-\dfrac{1}{x}}{2+\dfrac{5}{x}} = \dfrac{3}{2}\)
Vậy \(y = \dfrac{3}{2}\) là đường tiệm cận ngang.
\(\lim_{x\rightarrow -\dfrac{5}{2}} y = -\infty\)
Vậy \(x = -\dfrac{5}{2}\) là đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

[collapse]

Câu 6: Tìm tiệm cận của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{4x + 5}{3x – 1}\)
Hướng dẫn

\(\lim_{x \rightarrow -\infty } y = \lim_{x \rightarrow -\infty } \dfrac{4x + 5}{3x – 1} = \lim_{x \rightarrow -\infty } \dfrac{4 + \dfrac{5}{x}}{3-\dfrac{1}{x} }= \dfrac{4}{3}\)
Vậy \(y = \dfrac{4}{3}\) là đường tiệm cận ngang.
\(\lim_{x\rightarrow \dfrac{1}{3}^-} = – \infty\)
Vậy \(y = \dfrac{1}{3}\) là đường tiệm cận đứng.

[collapse]

Câu 7: Tìm tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(f(x) = \dfrac{2x + 9}{\sqrt{x^2 + 1} + 3x + 5}\)
Hướng dẫn

\(\lim_{x\rightarrow +\infty } f(x) = \lim_{x\rightarrow +\infty } \dfrac{2x + 9}{\sqrt{x^2 + 1} + 3x + 5}\)
\(= \lim_{x\rightarrow +\infty } \dfrac{2 + \dfrac{9}{x}}{\sqrt{1+\dfrac{1}{x^2}} + 3 + \dfrac{5}{x}}\left ( \dfrac{\sqrt{x^2 + 1}}{x} = \dfrac{\sqrt{x^2 + 1}}{\sqrt{x^2}} (\ do\ x > 0)= \sqrt{1 + \dfrac{1}{x^2}} \right )\)
\(=\dfrac{2}{4} = \dfrac{1}{2}\)
Vậy \(y = \dfrac{1}{2}\) là tiệm cận ngang.
\(\lim_{x\rightarrow -\infty } f(x) = \lim_{x\rightarrow -\infty } \dfrac{2x + 9}{\sqrt{x^2 + 1} + 3x + 5}\)
\(= \lim_{x\rightarrow -\infty } \dfrac{2 + \dfrac{9}{x}}{-\sqrt{1 + \dfrac{1}{x^2}} + 3 + \dfrac{5}{x}}\)
\(= \dfrac{2}{-1 + 3} = 1\)
Vậy y = 1 là tiệm cận ngang.

[collapse]

Câu 8: Tìm m để đồ thị ham số \(y = \dfrac{(2m + 3)x + 5}{3x – 1}\) có tiệm cận ngang y = 2.
Hướng dẫn

\(\lim_{x\rightarrow +\infty } y = \lim_{x\rightarrow +\infty } \dfrac{(2m + 3)x + 5}{3x – 1}\)
\(\lim_{x\rightarrow +\infty } \dfrac{2m + 3 + \dfrac{5}{x}}{3 – \dfrac{1}{x}}\)
\(= \dfrac{2m+3}{3}\)
Vậy \(y= \dfrac{2m+3}{3}\) là tiệm cận ngang.
y = 2 là đường tiệm cận ngang khi \(\dfrac{2m+3}{3} = 2\)
⇔ 2m + 3 = 6
⇔ 2m = 3
\(\Leftrightarrow m = \dfrac{3}{2}\)

[collapse]

Câu 9: Tìm m để đồ thị hàm số \(y = \dfrac{4x + 6}{(2m+1)x + 1}\) không có tiệm cận.
Hướng dẫn

TH1: \(2m + 1 = 0 \Leftrightarrow m = -\dfrac{1}{2}\)
Khi đó y = 4x + 6
Vậy \(m = -\dfrac{1}{2}\) thỏa mãn
TH2: 2m + 1 ≠ 0
\((2m + 1)x + 1 = 0 \Leftrightarrow x = -\dfrac{1}{2m+1}\)
\(I=\lim_{x \rightarrow {-\dfrac{1}{2m+1}}^+} \dfrac{4x + 6}{(2m + 1)x + 1}\)
\(I = \lim_{x \rightarrow {-\dfrac{1}{2m+1}}^+} (4x + 6) = 4.\left ( -\dfrac{1}{2m+1} \right ) + 6\)
\(= \dfrac{-4 + 12m + 6}{2m + 1} = \dfrac{12m + 2}{2m + 1}\)
12m + 2 ≠ 0 thì \(I = \pm \infty\)
12m + 2 = 0 ⇔ \(m = – \dfrac{1}{6}\) thì \(y = \dfrac{4x + 6}{\left ( -\dfrac{1}{3} + 1 \right )x + 1} = 6\)
\(m = – \dfrac{1}{6}\) (thỏa mãn)
Vậy \(\left \{ -\dfrac{1}{2};-\dfrac{1}{6} \right \}\)

[collapse]
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top