pH là gì? hóa học phổ thông

pH là gì?

pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion H₃O⁺ trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó. Trong các hệ dung dịch nước, hoạt độ của ion hiđrô được quyết định bởi hằng số điện ly của nước = 1,008 × 10⁻¹⁴ ở 25 °C và tương tác với các ion khác có trong dung dịch

pH là gì? hóa học phổ thông 8

Độ pH là gì?

PH được xem là từ viết tắt của các thuật ngữ: “pondus hydrogenii” (là độ hoạt động của hydro) trong tiếng Latinh hoặc “pouvoir hydrogène” thuật ngữ tiếng Pháp. Còn đối với tiếng Anh, pH có thể là từ viết tắt của “hydrogen power”, “power of hydrogen” hoặc “potential of hydrogen”, các thuật ngữ này về mặt kỹ thuật đều đúng cả.

Chỉ số thang đo pH nằm trong khoảng 0-14, nếu dung dịch có tính axit thì độ pH nằm trong khoảng 0<pH<7, ngược lại dung dịch có tính bazơ thì độ pH nằm trong khoảng 14>pH>7.

Giá trị pH của nước được xác định bằng logarit cơ số 10 nồng độ ion H+ theo công thức: pH = – lg [10] (H+)

Log10 là biểu thị lôgarit cơ số 10, vì thế pH được định nghĩa là thang đo lôgarit của tính axít, cụ thể như pH=8,2 thì sẽ có độ hoạt động [H+] (nồng độ) là 10−8.2 mol/L hay khoảng 6,31 × 10−9 mol/L, một dung dịch có hoạt động của [H+] là 4,5 × 10−4 mol/L sẽ có giá trị pH là −log10(4,5 × 10−4) tức là khoảng 3,35.

Mỗi môi trường có một nồng độ pH nhất định, trong cơ thể người cũng vậy.

Trong cơ thể, độ pH đạt mức bao nhiêu là tốt?

Câu hỏi độ pH là gì đã được giải đáp, nhưng độ pH trong cơ thể người duy trì ở mức bao nhiêu là tốt cho sức khỏe?

Theo nghiên cứu, nồng độ pH trong cơ thể người nằm trong khoảng 7.3 đến 7.4. Từ lúc vừa mới sinh, cơ thể người đã mang tính kiềm. Độ pH 7.3-7.4 là nồng độ tốt nhất để các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường.

chỉ số pH ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào ?
Độ pH trong môi trường nội môi của cơ thể ở khoảng 7.34 – 7.45 (hơi nghiêng về tính kiềm nhẹ) là tốt nhất

Nhưng do chế độ ăn uống không khoa học, ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn… nên cơ thể chúng ta mất đi tính kiềm tự nhiên vốn có mà chuyển sang tính axit. Lượng axit dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, các bệnh về dạ dày, đường ruột…

Bác sĩ Otto Warburg (Đức), người đạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1931, đã có phát biểu về nguồn gốc của bệnh ung thư như sau: “Các tế bào ung thư có tính axit, trong khi các tế bào khỏe mạnh mang tính kiềm.”

bác sĩ Otto Warburg (Đức) người phát biểu về độ ph và bệnh ung thư
Nghiên cứu của nhà khoa học người Đức cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa tế bào khỏe mạnh và tính kiềm

Tiến sĩ, bác sĩ y khoa Athur C. Guyton (Mỹ) cũng nói trong quyển sách giáo khoa “Sinh lý học Y khoa”: “Bước đầu tiên trong việc duy trì sức khỏe là kiềm hóa cơ thể”.

Vậy làm thế nào để cơ thể cân bằng độ pH?

Để cơ thể thể trở về tính kiềm tự nhiên, có một số cách được các bác sĩ Nhật Bản khuyên nên thực hiện thường xuyên

  • Thứ nhất, ăn nhiều rau, củ, quả xanh. 

Vì sao các chuyên gia y tế khuyên chúng ta nên ăn nhiều rau củ quả, bởi tự thân những loại thực phẩm này đã mang sẵn tính kiềm, ăn nhiều rau xanh sẽ giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể, bổ sung nhiều vitamin cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm giàu tính kiềm có thể dễ dàng tìm được như:

rau xanh có nhiều kiềm tự nhiên giúp cân bằng pH trong cơ thể
Các loại họ cải là thực phẩm giàu tính kiềm tự nhiên tốt cho sức khỏe cần được bổ sung trong thực đơn hằng ngày

– Cải bó xôi (rau bina, rau chân vịt): trong cải bó xôi có rất nhiều chất diệp lục giúp kiềm hóa cơ thể hiệu quả.

– Ớt chuông: ớt chuông cũng có tính kiềm rất cao, ăn ớt chuông thường xuyên sẽ giúp kiềm hóa cơ thể, tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư…

– Cần tây: tính kiềm trong cần tây cũng dồi dào không kém các loại rau củ trên, trong cần tay còn có chất coumarin và chất phtalic, giúp giảm nguy cơ ung thư và giảm hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

– Bơ: quả bơ vừa dễ ăn lại mang tính kiềm mạnh giúp trung hóa xit trong dạ dày. Ăn bơ còn giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa và giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm khác.

  • Thứ hai, suy nghĩ tích cực & lạc quan
suy nghĩ lạc quan để cân bằng ph
Stress, căng thẳng thường sinh ra các axit có hại cho cơ thể

Khi suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, stress, cơ thể cũng tự tiết ra axit có hại cho sức khỏe, vì vậy để giữ được tính kiềm trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, ngoài chế độ ăn uống khoa học, mỗi người cũng nên duy trì suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời.

Ngoài ra, theo các nghiên cứu, suy nghĩ lạc quan, cười nhiều còn giúp giảm căng thẳng, cải thiện và tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch chuyên săn lùng và tiêu diệt các tế bào ung bướu và tế bào nhiễm virus.

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top