Lưu huỳnh đioxit – Hợp chất của lưu huỳnh, hóa học phổ thông

Lưu huỳnh đioxit (SO2) còn có thể được gọi là (sunfu đioxit, khí sunfurơ, lưu huỳnh (IV) oxit, sufu (IV) oxit, anhiđrit sunfurơ).

Lưu huỳnh điôxit là một hợp chất hóa học với công thức SO₂. Chất khí này là sản phẩm chính của sự đốt cháy hợp chất lưu huỳnh và nó là một mối lo môi trường đáng kể. SO₂ thường được mô tả là “mùi hôi của lưu huỳnh bị đốt cháy”. Lưu huỳnh đioxit là một khí vô cơ không màu, nặng hơn không khí

Lưu huỳnh đioxit - Hợp chất của lưu huỳnh, hóa học phổ thông 7

  • Phân loại của EU: độc hại
  • Hợp chất liên quan: Mônôxít lưu huỳnh; Triôxít lưu huỳnh; axit sulfuric
  • Công thức phân tử: SO2
  • Độ axit (pKa): 1,81
  • Khối lượng mol: 64,054 g mol−1
  • Hình dạng phân tử: Bent 120°

Lưu huỳnh đioxit - Hợp chất của lưu huỳnh, hóa học phổ thông 9
Mô hình nguyên tử SO2

Tính chất vật lí của Lưu huỳnh đioxit

Là chất khí không màu, nặng hơn không khí, mùi hắc, độc, tan và tác dụng được với nước.

Tính chất hóa học của Lưu huỳnh đioxit

a. SO2 là oxit axit

– Tác dụng với nước:

SO2 + H2O ↔ H2SO3

– Tác dụng với dung dịch bazơ (có thể tạo thành 2 loại muối sunfit và hiđrosunfit):

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na­2SO3 + H2O

Để xác định muối nào được tạo ra trong quá trình phản ứng phải tính tỉ lệ số mol của 2 chất tham gia phản ứng.

– Tác dụng với oxit bazơ → muối:

SO2 + CaO → CaSO3 (t0)

b. SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa

SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá vì S trong SO2 có mức oxi hóa trung gian +4.

* SO2 là chất oxi hóa:

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

* SO2 là chất khử:

2SO2 + O2 ↔ 2SO3 (V2O5, 4500C)

Cl2 + SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

Điều chế Lưu huỳnh đioxit

– Đốt cháy lưu huỳnh:

S + O2 → SO2 (t0)

– Đốt cháy H2S trong oxi dư:

2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2

– Cho kim loại tác dụng với H2SO4 đặc nóng:

Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

– Đốt quặng:

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

– Trong phòng thí nghiệm dùng phản ứng của Na2SO3 với dung dịch H2SO4:

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm

Nhận biết Lưu huỳnh đioxit

– Làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ.

– Làm mất màu dung dịch nước brom, dung dịch thuốc tím…

SO2 + 2H2O + Br2 → 2HBr + H2SO4

Ứng dụng của Lưu huỳnh đioxit

– Sản xuất axit sunfuric.

– Tẩy trắng giấy, bột giấy.

– Chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm.

Ngoài các ứng dụng trên, SO2 còn là chất gây ô nhiễm môi trường. Nó là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit.

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top